Phụ huynh nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi phụ huynh kể tháng kể ngày

18 Likes Comment

Ngày xửa ngày xưa, cơ đôi vợ chồng nhà nọ rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn quanh năm suốt tháng. Họ đã có nhau ba mặt con, đều là những cậu con trai kháu khỉnh, luôn được bố mẹ thương yêu, chăm chút. Hai vợ chồng nhà họ vốn chịu thương chịu khó làm ăn, nên cũng tích trữ được nhiều của cải tiền bạc. Mặc dù vậy nhưng họ vẫn luôn tiết kiệm trong việc ăn mặc, chỉ mong đề dành dụm được gia sản cho những người con của mình. Cho đến khi cưới vợ xong cho người con trai thứ ba thì người chồng nói với vợ:

– Cả đời hai vợ chồng chúng ta vất vả làm ăn, cũng tạo được chút ít của cải. Đến nay cả hai ta đều đã đến tuổi xế chiều, chuẩn bị gần đất xa trời, vậy chúng ta nên chia tài sản cho các con để làm ăn. Như vậy cuộc sống của đứa nào cũng sẽ được ổn định, khấm khá hơn mà sau này không sợ phải tranh giành nhau nữa.

Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!

cha-me-nuoi-con-be-ho-lai-lang

Truyện cổ tích Việt Nam: Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày

Người vợ nghe chồng nói vậy thì đồng ý, ông liền cho mời bà con họ hàng, làng xóm đến để chứng thực. Ông chỉ để lại phần ít nhất trong số tài sản ấy để hai vợ chồng dưỡng bệnh lúc tuổi già, còn lại chia đều tất cả tài sản cho các con.

Mặc dù đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn, khỏe mạnh và luôn ham mê công việc kinh doanh. Sau khi phân chia tài sản cho các con xong, hai vợ chồng già lại quay lại với công việc làm ăn của mình. Phần tiền mà trước đó định để dưỡng già đã được ông lấy là làm vốn liếng cho công việc kinh doanh. Mặc dù chỉ có hai vợ chồng già tất bật làm ăn nhưng may mắn là công việc rất thuận lợi, đem về những khoản lợi nhuận lớn, cứ lãi mẹ đẻ lãi con, khối tài sản của hai vợ chồng ngày một gia tăng. Chỉ khoảng năm, sáu năm sau, hai vợ chồng ông lại có một cuộc sống vô cùng sung túc, dư dả. Trong khi đó, ba đứa con trai của vợ chồng ông, đứa thì chưa có kinh nghiệm làm ăn, đứa thì ham chơi, lười nhác nên đều không gây dựng được sự nghiệp, khối tài sản được bố mẹ chia cho trước đó đã sớm vị tiêu tan.

  Sự tích ông Đầu Rau

Một ngày kia, ba đứa con trai đến gặp bố mẹ và nói:

– Cả bố mẹ hiện nay đều đã cao tuổi, không còn thích hợp với công việc chợ búa, làm ăn nữa. Chúng con có ý rằng bố mẹ nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tuổi già. Còn phần tài sản của bố mẹ, xin hãy giao cho chúng con quản lý để làm ăn. Chúng con xin được phụng giưỡng bố mẹ đến cuối đời.

Ông già nghe các con nói vậy liền trả lời rằng:

– Bố mẹ cũng rất muốn như vậy. Nhưng xưa nay bố mẹ nuôi con thì dễ, còn con nuôi bố mẹ lại là chuyện không hề đơn giản.

Ba người con trai vội tiếp lời:

– Xin bố mẹ hãy yên tâm, đừng lo lắng gì cả. Những người khác dù không có tiền bạc cũng nuôi được bố mẹ mình, huống chi bố mẹ có khối tài sản lớn như vậy, cớ sao lại lo lắng chúng con không thể nuôi được?

Ông già trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi nói:

– Vậy thì ba tháng sau ta sẽ cho các con câu trả lời.

Ở bên cạnh ngôi nhà của hai vợ chồng ông lão có một vườn cây tốt sum suê, chim muông tới đậu hót líu lo suốt cả ngày. Vào một ngày, ông nhờ những đứa trẻ trong xóm trèo lên cây để tìm cho ông một tổ chim. Mấy đứa trẻ con vừa trèo lên cây một lúc đã đem xuống cho ông một tổ chim gồm có một đôi vợ chồng chim chào mào mà hai con chim non. Ông phóng sinh thả cặp chim bố mẹ đi rồi làm một cái lồng thật đẹp, cho hai con chim non vào đó. Ông treo chiếc lồng có hai con chim non lên cây. Hàng ngày, đều có tiếng hót líu lo của chim bố mẹ, mang thức ăn đến, thò cổ và đút vào cho con. Ông thầm nghĩ rằng loài chim thật là tình nghĩa, dù hai con chim non bị bắt nhưng chim bố mẹ vẫn không chịu bỏ.

  MNI - XKLĐ Nhật Bản Tại Ba Đình Hà Nội

Cho đến khi hai con chim non đã khôn lớn thì ông thả chúng đi, và nhờ bọn trẻ bắt lại hai con chim bố mẹ. Nhưng ngay khi vừa được thả đi thì hai con chim non đã đập cánh bay đi mất hút mà không quay trở lại nữa, mặc cho hai con chim bố mẹ bị nhốt trong lồng. Ông già buồn lòng nghĩ: “Thật là bội bạc! Những con chim non còn chẳng nghĩ tới chuyện trở về, huống chi là đút mồi cho chim bố mẹ”. Qua sự việc được chứng kiến của loài chim, ông già nghĩ rằng “ Con người cũng như vậy. Chỉ có chuyện trả nợ xuống chứ không thể có chuyện trả nợ lên”.

Ba tháng trôi qua thật nhanh, ba người con trai lại đến, mong nhận được câu trả lời của bố mẹ. Ông già liền kể cho ba đứa con của mình nghe lại câu chuyện về gia đình chim chào mào. Rồi ông chậm rãi nói:

– Không phải bố mẹ có của cải mà không muốn để lại cho các con. Khi chết đi, ta cũng chẳng thể mang theo thứ gì. Nhưng bố mẹ vẫn nghĩ rằng các con có thể chăm sóc những đứa con của mình tốt hơn là chăm sóc bố mẹ. Hơn nữa, lúc khấm khá còn nhiều tình nghĩa, đến khi các con túng thiếu liệu có nghĩ đến cha mẹ nữa không? Vì thế nên ta nghĩ rằng, ta và mẹ các con ở riêng thế này sẽ tốt hơn, làm được gì thì ăn nấy, không phải nhờ vả hay làm bận lòng các con.

Nghe bố mình nói vậy thì ba đứa con thề thốt hết lời. Cả ba đứa con nếu hứa sẽ chăm sóc bố mẹ chu đáo dù có giàu sang hay nghèo hèn, kể cả phải đi ăn xin về nuôi bố mẹ. Thấy vậy, bà vợ cũng bảo với ông rằng:

– Các con đã thề thốt như vậy, ông cũng nên nghĩ lại. Đó chỉ là câu chuyện của loài chim, nhưng con người sẽ khác mà ông.

Nghe vợ và các con nói vậy, cuối cùng, ông già đành đồng ý để lại gia sản cho các con một lần nữa.

  Truyện cổ tích VN: Vua Heo

Ba năm đầu tiên, cả ba người con đều chăm sóc bố mẹ hết sức chu đáo. Dù có đi làm ăn ở đâu, cứ hễ có của ngon vật lạ thì đều mua về biếu bố mẹ. Nhưng việc đó cũng không kéo dài được lâu, càng về sai thì công việc chăm sóc bố mẹ càng trở nên chểnh mảng. Đến khi công việc làm ăn của cả ba người con đều không thuận lợi, thì họ cũng chẳng còn mặn mà với việc chăm sóc bố mẹ nữa. Không những thế, vợ của ba anh em là ba chị em dâu, nên càng xét nét việc này, họ so đo từng chút tiền bạc, cơm gạo cho bố mẹ chồng. Ban đầu, cả ba anh em đều góp tiền vào để lo cho bố mẹ nhưng về sau thì việc đóng góp không còn được đầy đủ nữa. Họ bàn bạc nhau hãy để cho bố mẹ ở chung với mỗi nhà một năm, rồi luân phiên giữa ba anh em. Nhưng ai cũng sợ bị thua thiệt, họ nghĩ rằng nếu bố mẹ chưa kịp ở với ai mà mất sớm thì người còn lại sẽ được nhiều lợi hơn. Ba anh em liền rút thời hạn chăm sóc bố mẹ xuống còn nửa năm, sau đó lại ba tháng…và cuối cùng họ quyết định là một tháng. Nhưng hai vợ chồng già ngày càng lớn tuổi, sức khỏe càng bị yếu đi mà công việc chăm sóc của con cái lại càng chểnh mảng. Ai cũng chỉ mong hết thời hạn một tháng để được tống khứ bố mẹ đi.

Chưa đầy một năm sau, phần vì đói, phần vì bệnh tật, cả hai vợ chồng già lần lượt qua đời. Từ đó mà trong dân gian có câu:

“ Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”.

You might like

About the Author: Hữu Vy

Hữu Vy Là Cô Gái Đầy Cá Tính , Yêu Thích Lĩnh Vực Viết Blog Vì Vậy Cô Cho Ra Đời Blog Chia Sẽ Kiến Thức Cho Công Đồng TheaTre20.com Nhằm Giúp Mọi Người Phát Triển Khả Năng Hiểu Biết Tốt Hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *