Tiểu sử Tề Trí Dũng

34 Likes Comment

Lý lịch Tề Trí Dũng

Tề Trí Dũng là ai?

Ông Tề Trí Dũng từng là ứng cử viên Đại biểu HĐND TP.HCM khóa IX, có 3 năm công tác tại công ty Dầu khí TP. HCM, 8 năm làm lãnh đạo công ty Bến Thành rồi làm Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận.

Ngày 14/05/2019, ông Tề Trí Dũng bị khởi tố về hai tội danh Tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!

Tiểu sử Tề Trí Dũng

Tề Trí Dũng sinh năm bao nhiêu?

Ông sinh ngày 14 tháng 8 năm 1981.

Bài Viết Liên Quan

  Tiểu sử Huấn Hoa Hồng

Tề Trí Dũng quê ở đâu?

Ông sinh tại TP. Hồ Chí Minh.

Chức vụ hiện tại của Tề Trí Dũng

  • Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (HPI)
  • Phó Chủ tịch HĐTV Công ty Cảng Container Trung tâm Sài Gòn (SPCT)
  • Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
  • Thành viên HĐQT Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (TTIPC)
  • Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (TTIPC)
  • Thành viên HĐQT CTCP Du lịch Khách sạn Sài Gòn – Mũi Né
  • Thành viên HĐTV Công ty TNHH Khách sạn Bến Thành Norfolk

Trình độ học vấn của Tề Trí Dũng

  • Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Đại học La trobe Me
  • Cử nhân Kinh tế – Đại học Kinh tế T.P Hồ Chí Minh

 

Quá trình công tác của ông Tề Trí Dũng

Từ tháng 8/2003-9/2007, ông Dũng công tác tại Công ty Dầu khí TP.HCM, giữ chức Trưởng bộ phận thị trường – Phòng kinh doanh, Phó Bí thư Thường trực Đoàn TNCS Hồ Chí Minh công ty.

Từ tháng 10/2007 đến tháng 12/2010, ông Dũng công tác tại Tổng công ty Bến Thành, giữ các chức vụ: Phó trưởng phòng tài chính – kế toán (tháng 10/2007), Trưởng phòng tài chính (tháng 6/2009); Đảng ủy viên Tổng công ty Bến Thành (tháng 8/2010).

Có Thể Bạn Quan Tâm

  Tiểu sử Quyền Linh

Tháng 1/2011 đến tháng 9/2014, ông là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bến Thành.

Tháng 10/2014 đến tháng 4/2015, ông làm Phó bí thư Đảng ủy, thành viên hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Bến Thành.

Tháng 5/2015 đến nay ông Tề Trí Dũng trở thành Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) ở tuổi 34. Ông Dũng cũng kiêm luôn Phó Bí thư Đảng uỷ, Thành viên HĐTV và là người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp nhà nước này.

Tiểu sử Tề Trí Dũng

 

Vì sao ông Tề Trí Dũng bị bắt?

Ông Tề Trí Dũng, sinh năm 1981, làm Tổng giám đốc IPC khi mới 34 tuổi; nắm quyền điều hành doanh nghiệp nhà nước mà UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều lệ lên đến khoảng 2.900 tỉ đồng. Ông Tề Trí Dũng cũng nắm quyền chi phối ở nhiều công ty con, công ty liên doanh, liên kết IPC.

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn khi ông Tề Trí Dũng nắm quyền chi phối, hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại IPC như xem thường pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, có dấu hiệu lợi ích nhóm; sai phạm trong những “phi vụ”  ném tiền qua cửa sổ; lũng đoạn tài sản nhà nước thông qua ciệc chuyển nhượng dự án;  “phù phép” tăng vốn điều lệ…

Trong đó, ông Tề Trí Dũng bị “điểm danh” có “dấu ấn” lớn trong các sai phạm tại IPC và các công ty con, liên doanh và liên kết IPC.

  Tiểu Sử Quốc Cơ – Quốc Nghiệp

Tiểu sử Tề Trí Dũng

Theo kết luận của Thanh tra Thành phố, IPC đã dùng vốn ngân sách chi cho lãnh đạo IPC đi nước ngoài, lên đến hàng tỉ đồng.

Theo thống kê, trong năm 2016, ông Tề Trí Dũng đi nước ngoài 46 ngày và tăng lên 60 ngày trong năm 2017, trong đó có chuyến đi châu Âu kéo dài 18 ngày.

Hàng loạt cá nhân lãnh đạo khác từ cấp phòng đến Ban Tổng Giám đốc cũng đi nước ngoài nhiều lần, mỗi lần kéo dài nhiều ngày, với số ngày cao nhất lên đến 65 ngày/người/năm; có lãnh đạo, số ngày nghỉ phép đi nước ngoài về việc riêng (đã trừ các ngày nghỉ theo quy định) lên đến 49 ngày…

Thanh tra Thành phố khẳng định số ngày đi nước ngoài của người quản lý ở IPC rất nhiều, chiếm tỷ lệ lớn trong số ngày làm việc của năm. Hơn nữa, việc đi nước ngoài còn kéo dài thời gian, không báo cáo và không được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

Đặc biệt, đến nay vẫn chưa thể hiện kết quả đạt được cho hoạt động của IPC từ các chuyến đi công tác nước ngoài, gây lãng phí tiền của nhà nước.

Ngoài ra, thời điểm ông Dũng làm Tổng Giám đốc, IPC kinh doanh thua lỗ nhiều dự án bất động sản, sai phạm trong thực hiện các dự án giao thông…

You might like

About the Author: Hữu Vy

Hữu Vy Là Cô Gái Đầy Cá Tính , Yêu Thích Lĩnh Vực Viết Blog Vì Vậy Cô Cho Ra Đời Blog Chia Sẽ Kiến Thức Cho Công Đồng TheaTre20.com Nhằm Giúp Mọi Người Phát Triển Khả Năng Hiểu Biết Tốt Hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *