Kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ vận tải
Loại hình kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ vận tải có những yêu cầu gì đặc biệt, và làm kế toán dịch vụ vận tải cần biết những tài khoản theo dõi, những thay đổi trong nghiệp vụ như thế nào? Hãy theo dõi cùng chúng tôi ở bài viết dưới đây để biết được đáp án nhé!
1. Yêu cầu đối với kế toán ở doanh nghiệp vận tải
Doanh nghiệp cần có những lưu ý đối với kế toán
- Thực hiện theo dõi, phản ánh kịp thời những khoản số liệu thu – chi, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh.
- Các hoạt động vận tải chính thức cần phải được theo dõi sát sao doanh thu, những khoản lãi lỗ, chi phí của từng đầu xe
- Với các loại hình hoạt động kinh doanh theo phương tiện vận tải thì kế toán dịch vụ vận tải cần phải tiến hành theo dõi tổng số doanh thu, giá vốn, lãi lỗ của từng phương tiện kinh doanh.
- Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng: phải ghi chép, theo dõi thời gian phát sinh cụ thể, lịch trình bảo dưỡng của từng xe, chi phí của mỗi lần sửa chữa.
2. Tài khoản và theo dõi chi phí đối với kế toán ở doanh nghiệp vận tải
Dựa vào danh mục tài khoản 154 tên tài khoản tài sản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang trong danh mục hệ thống tài khoản doanh nghiệp. Kế toán ở doanh nghiệp vận tải thực hiện hạch toán chi phí, tính giá.
3. Nghiệp vụ vận tải
Các nghiệp vụ vận tải
Quá trình nghiệp vụ vận tải là hệ thống các mặt công tác nhằm vận chuyển các loại hàng hóa từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng, đảm bảo và làm được những yêu cầu của quá trình mua, bán với chi phí thấp và an toàn nhất. Ghi nhận chi phí trực tiếp:
- Chi phí xăng xe
- Nhân viên sau khi kết thúc ca lái xe chỉ cần có trách nhiệm giao nộp lại phiếu mua xăng cho kế toán.
- Đơn vị cung cấp xăng gửi bảng kê khai tiền xăng từng ngày.
- Kế toán dịch vụ vận tải có trách nhiệm tiến hành kiểm tra đối chiếu với các bảng kê, số xăng dầu tiêu hao của từng xe dựa vào định mức tiêu hao nhiên liệu và tổng số quãng đường.
Hạch toán chi phí xăng: Nợ TK 154/Có TK 331, 111.
- Chi phí lương lái xe
- Kế toán dịch vụ vận tải phải xác định được doanh thu khi nhân viên lái xe kết thúc ca
- Đối chiếu với định mức doanh thu để từ đó tính lương cho từng ca.
Hạch toán lương lái xe: Nợ TK 154/Có TK 334 tính chi tiết cho từng đầu xe và nhân viên lái xe
- Chi phí sửa chữa
- Hạch toán kế toán trực tiếp cho từng xe hoặc theo hợp đồng. Các vấn đề như sửa chữa, thay thế thiết bị xe cũng phải được theo dõi trực tiếp từng xe và quãng đường thực hiện để có thể tính định mức thay thế lốp, phụ tùng khác cho từng xe
Định khoản: Nợ TK 154/Có TK 111, 112 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe
Có Thể Bạn Quan Tâm
- Chi phí khấu hao
Hạch toán theo từng xe
Định khoản: Nợ TK 154/có TK 214 chi tiết từng xe, nhân viên lái xe
- Chi phí khác
Hạch toán Nợ TK 642,641 /Có TK 111, 112 chi tiết theo từng xe, nhân viên lái xe, hay phân bổ cho từng hợp đồng.
- Ghi nhận doanh thu trực tiếp
- Kế toán dịch vụ vận tải dựa trên lịch trình xe đã được xét duyệt từ trước đó để lập, ghi chép chi tiết doanh thu và thu tiền của nhân viên lái xe.
Hạch toán: Nợ TK 111,112,131 / Có TK 513,3331
- Ghi nhận chi phí gián tiếp và phân bổ
- Các chi phí gián tiếp sẽ được ghi nhận: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Không ghi nhận chi tiết
- Phân bổ cho từng mảng kinh doanh, từng xe để xác định mức lãi lỗ của từng mảng kinh doanh, từng hợp đồng, hoặc từng xe
- Xác định kết quả kinh doanh
Dựa trên ghi chép các khoản doanh thu, chi phí trực tiếp hoặc chi phí phân bổ của từng đầu xe, từng hợp đồng hay mảng doanh thu để tính toán:
Lãi lỗ = Doanh thu – Chi phí trực tiếp – Chi phí phân bổ
4. Nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng đối với kế toán ở doanh nghiệp vận tải
Cách ghi từng nghiệp vụ
Các nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng trong doanh nghiệp dịch vụ vận tải sẽ được chia ra chi tiết sau đây:
- Sửa chữa bảo dưỡng cho đối tượng trong công ty
Doanh thu phản ánh nội dung kinh tế và các loại chi phí của từng đầu xe nhân viên lái xe cho công ty các chi phí phụ tùng sửa chữa:
- Khi mua về nhập kho: Nợ TK 152/Có TK 331, 111, 112
- Khi xuất dùng: Nợ TK 154/Có TK 152
- Chi phí lương cho nhân viên sửa chữa: Nợ TK 154/Có TK 334
- Chi phí khác: Nợ TK 642 /Có TK 331, 111, 112
- Doanh thu: Nợ TK 131, 111, 112/ Có TK 512 chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa
- Sửa chữa, bảo dưỡng cho đối tượng ngoài công ty
Doanh thu và ghi chép đầy đủ, kịp thời chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe. Kế toán dịch vụ vận tải cần phải làm chi phí phụ tùng sửa chữa như sau:
- Khi mua về nhập kho: Nợ TK 152/Có TK 331, 111, 112
- Khi xuất dùng: Nợ TK 154/Có TK 152
- Chi phí lương cho nhân viên sửa xe: Nợ TK 154/Có TK 334
- Chi phí khác: Nợ TK 642 /Có TK 331, 111, 112
- Doanh thu: Nợ TK 131, 111, 112/ có Tk 513,3331, chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa
Trên đây là giới thiệu các kỹ năng làm việc kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ vận tải, kế toán dịch vụ vận tải muốn làm tốt công việc cần phải nắm bắt rõ các nghiệp vụ, cách xử lý cơ bản trên. Nếu còn gì cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.
Xem Thêm
- Truy tìm địa chỉ mua xốp bong bóng uy tín, giá rẻ?
- Kinh doanh buôn bán mặt hàng gì bây giờ?
- Kinh nghiệm mở Shop bán quần áo Online
- Cách kế toán các loại bảo hiểm và tiền lương
- Kinh nghiệm nhập hàng Trung Quốc giá rẻ
- Bảng Mẫu Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Năm 2019
- Giới thiệu nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp 2019
- Định nghĩa và cách kế toán tài sản cố định thuê tài chính?
- Sổ kế toán là gì? Quy trình ghi sổ kế toán
- Kế toán công ty du lịch phải hạch toán các nghiệp vụ như thế nào?
- Sổ sách kế toán gồm những gì?
- Cách tính và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Hướng dẫn cách hạch toán kế toán bất động sản đầu tư
- Quy trình kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
- Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập